Khác với tục ngữ, thành ngữ – tiếng Đức là Redewendungen – không phải là một câu hoàn chỉnh, mà chỉ là những cụm từ cố định dùng để diễn đạt một khái niệm, đôi khi là một sự so sánh, đôi khi là một kiểu “bóng gió” và ẩn dụ. Thành ngữ cũng không đứng độc lập như tục ngữ thành một câu hoàn chỉnh, mà chúng ta phải ghép vào trong câu của mình, ví dụ như: Er redet viel, aber ich verstehe nur Bahnhof. Ich habe im Lotto über 30 Tausend Euro gewonnen, und mein Vater hat irgendwie den Braten gerochen. Er predigt Wasser und trinkt Wein, so kann ich ihm doch nicht vertrauen. Sie ist ein liebes Mädchen. Sie kann kein Wässerchen trüben. Ich laufe ihm doch nicht hinterher, ich bin doch kein Knochen, der zum Hund geht! Er lügt wie gedruckt! v.v… Mình không dịch sang tiếng Việt vì cũng không biết hết, các bạn hãy cùng tham gia tìm hiểu xem trong tiếng Việt của chúng ta có thành ngữ nào tương tự không nhé??!! Để chúng ta cùng ghi lại nào!! 1. eine lange Leitung haben – chậm “tiêu”/chậm hiểu 2. ins Fettnäpfchen treten – vô ý vô tứ 3. den Wald vor lauter Bäume nicht sehen – tham bát bỏ mâm 4. die Augen waren größer als der Magen – no bụng đói con mắt 5. ein Auge auf jemanden/etwas werfen – để mắt đến ai/việc gì 6. über dem Berg sein – vượt qua gian nan/bệnh tật 7. kein Blatt vor den Mund nehmen – thẳng như ruột ngựa 8. blau sein – say quắc cần câu 9. etwas durch die Blume sagen – nói bóng nói gió 10. Blut und Wasser schwitzen – đổ mồ hôi, sôi nước mắt 11. jemandem eine Abfuhr erteilen 12. sich etwas abschminken – quên đi (nhé!) 13. den Affen für jemanden spielen – làm bù nhìn cho ai đó điều khiển 14. ein Affentheater aufführen 15. sich zum Affen machen – làm trò cười cho thiên hạ 16. in den sauren Apfel beißen – ăn phải trái đắng 17. sich wie ein Backfisch benehmen – (cư xử như người vô văn hóa) 18. nur Bahnhof verstehen – hiểu chết liền 19. es wurde auf die lange Bank geschoben 20. ich bin bedient! 21. gut beschlagen in etwas sein 22. blaumachen – cúp cua 23. Blümchenkaffee 24. den Braten riechen – đánh hơi thấy (chuyện gì) 25. in die Brüche gehen – tan đàn xẻ nghé/tan nhà nát cửa 26. jemandem goldene Brücke bauen 27. wie ein Buch reden – nói không ngừng nghỉ/”bắn” như súng liên thanh 28. alles in Butter – (mọi việc đều trơn tru) 29. jemandem etwas aufs Butterbrot schmieren 30. die Chemie stimmt (zwischen …) – tâm đầu ý hợp 31. unter Dach und Fach bringen 32. ein Dauerbrenner 33. unter einer Decke stecken – đồng hội đồng thuyền 34. wenn es dick kommt 35. hier herrscht dicke Luft 36. auf Draht sein – đầu óc minh mẫn 37. ein gehörnter Ehemann – người chồng bị cắm sừng 38. Eier haben 39. Es ist im Eimer! – xôi hỏng bỏng không 40. sich eine Eselsbrücke bauen 41. Eulen nach Athen tragen – chở củi về rừng 42. den Faden verlieren – mất trọng điểm/mất phương hướng 43. an einem seidenen Faden hängen – ngàn cân treo sợi tóc 44. sein Fähnlein nach dem Winde drehen – gió chiều nào che chiều đó 45. Farbe bekennen 46. das passt wie die Faust aufs Auge 47. einen Zahn zulegen 48. sich (mächtig) ins Zeug legen 49. das Zeug dazu haben 50. eine Zigarre verpasst bekommen 51. da habe ich mit Zitronen gehandelt 52. in der Zwickmühle stecken – tiến thoái lưỡng nan 53. zwischen den Jahren 54. in die Wüste schicken 55. das ist mir wurst (wurscht) 56. es geht um die Wurst 57. die Würfel sind gefallen – ván đã đóng thuyền 58. das letzte Wort haben 59. auf Wolke sieben schweben 60. mit den Wölfen heulen 61. Wind von der Sache bekommen – nghe phong thanh được chuyện gì 62. das ist weit hergeholt 63. jemandem auf den Wecker gehen – khiến ai bực bội, đau đầu 64. Wasser predigen und Wein trinken – nói một đằng làm một nẻo 65. kein Wässerchen trüben können 66. jemandem das Wasser nicht reichen können 67. Alle Wasser laufen ins Meer – mọi con đường đều dẫn đến thành Rom 68. Zieh dich warm an! – Cẩn thận đấy!! 69. den Wald vor lauter Bäumen nicht sehen 70. etwas auf Vordermann bringen 71. nicht alle Tassen im Schrank haben – ẩm IC quá!! 72. den Teufel an die Wand malen 73. wenn man vom Teufel spricht (dann kommt er) – nhắc đến Tào Tháo, Tào Tháo tới … 74. jemanden über den Tisch ziehen 75. Tomaten auf den Augen haben 76. eine treulose Tomate sein 77. das kommt mir nicht in die Tüte 78. im Rampenlicht stehen 79. die Sau raus lassen 80. Böses im Schilde führen 81. eine Schraube locker haben 82. ins Schwarze treffen – trúng tim đen 83. da muss ich noch meinen Senf dazu geben – thêm mắm thêm muối 84. jemandem auf die Sprünge helfen 85. den Sündenbock spielen – đóng vai kẻ tội đồ 86. etwas auf die Goldwaage legen 87. ins Gras beißen 88. das geht unter die Gürtellinie 89. das Haar in der Suppe suchen/finden – bới lông tìm vết 90. er ist Hahn im Korb – chuột sa chĩnh gạo 91. etwas Hals über Kopf tun – vắt chân lên cổ 92. das hat weder Hand noch Fuß 93. auf dem Holzweg sein 94. einer Frau den Hof machen – theo đuổi một người phụ nữ 95. mein zweites Ich 96. das ist kalter Kaffee 97. etwas auf die hohe Kante legen 98. alles auf eine Karte setzen – được ăn cả, ngã về không 99. die Katze im Sack kaufen 100. den Kopf in den Sand stecken – làm con rùa rụt cổ 101. einen Korb bekommen – bị “đá” 102. Krokodilstränen weinen – nhỏ nước mắt cá sấu 103. eine Kröte schlucken müssen – ngậm bồ hòn làm ngọt 104. ich bin mit meinem Latein am Ende 105. hinter dem Mond leben – người sống trên cung trăng 106. er macht gerne aus einer Mücke einen Elefanten – chuyện bé xé ra to 107. aus dem Nähkästchen plaudern – chưa khảo đã xưng 108. noch grün hinter den Ohren sein – trẻ người non dạ 109. Öl ins Feuer gießen – đổ dầu vào lửa 110. das bringt mich auf die Palme – điên hết cả tiết / tức lộn hết cả mề „tongue“-Emoticon 111. stur wie ein Panzer sein – ngang như cua 112. wie Pilze aus dem Boden schießen – mọc lên như nấm 113. der springende Punkt 114. ohne Punkt und Komma reden – nói không chấm phẩy 115. die Qual der Wahl haben 116. mit jemandem quitt sein – huề nhau 117. im Rampenlicht stehen 118. jemanden im Regen stehen lassen 119. Knochen geht zum Hund – cọc đi tìm trâu 120. wie gedruckt lügen – nói dối như Cuội Tác giả: Cẩm Chi
admin
Bạn cảm thấy khó khăn khi phải từ chối yêu cầu từ người khác? Về lâu dài, điều này có thể gây ra khá nhiều phiền toái. Ví dụ, bạn cần nói “không” một cách thân thiện nhưng quyết đoán trong công việc. Đôi khi, cấp trên, đồng nghiệp hoặc khách hàng tìm đến chúng ta để nhờ một việc nào đó mà đáng ra chúng ta không bắt buộc phải làm. Chúng ta có thể chấp nhận những yêu cầu đó như một phép lịch sự. Nhưng điều đó tốn thời gian, thứ mà chúng ta thiếu cho chính công việc của mình. Đó là lý do tại sao chúng ta đôi khi phải nói “không”. Những lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn từ chối một cách dễ dàng hơn. Nói chung, hãy đưa ra lý do cho việc bạn từ chối Lời nói “không” thường được chấp nhận dễ dàng hơn khi người đưa ra đề nghị hiểu được lý do cho việc đó. Ngay cả với bạn thì việc nói “không” với ai đó cũng dễ dàng hơn khi bạn hiểu rõ lý do tại sao mình từ chối. Quan trọng nhất là có một lý do, chứ không phải sức thuyết phục của lý do bạn đưa ra. Ví dụ: Ngay sau những lời giải thích này có thể có một khoảng lặng vì đối phương chưa tính đến những câu trả lời như trên của bạn. Hãy chịu đựng nó trong một vài giây, đừng nói gì cả. Bởi nếu không, bạn thường sẽ rút lại lời nói “không” của mình. Sau lời từ chối của bạn, giờ đến lượt đối phương phản ứng. Chuẩn bị để nói “không” Hãy chuẩn bị sẵn sàng cho những tình huống khi sếp, đồng nghiệp hoặc khách hàng yêu cầu bạn điều gì đó mà bạn không thể hoặc không muốn làm. Viết nguyên văn các câu trả lời này theo cách bạn định nói và giữ các câu trả lời ở mức thuận tiện. Bạn có thể tham khảo ba ví dụ trên về cách từ chối. Một số người gặp khó khăn khi từ chối yêu cầu người khác vì họ nghĩ điều này sẽ làm tổn thương đối phương. Ngay cả khi họ muốn nói “không” và đã quyết tâm làm như vậy, họ thực sự không thể nói điều đó vào một thời điểm quan trọng. Thay vào đó, họ lảng tránh, nhượng bộ – và cuối cùng, lại quyết định nói “có” với đối phương. Kết quả: họ tức giận với chính mình. Đó là lý do tại sao bạn nên viết sẵn những câu trả lời “không” của mình. Tập cách nói “không” Ngay cả khi đã viết sẵn lời từ chối, nhiều người vẫn cảm thấy khó khăn khi phải nói “không” trong những tình huống cụ thể. Do đó, hãy luyện tập ở nhà: Nói to câu trả lời “không” nhiều lần trước gương hoặc nói điều đó với người yêu hoặc bạn bè của bạn. Những thứ làm ta cảm thấy khó khăn thì cần thường xuyên được rèn luyện. Đồng ý có điều kiện và yêu cầu sự đáp trả Nếu bạn vẫn cảm thấy khó khăn khi từ chối thì ít nhất hãy đặt ra thêm điều kiện hoặc yêu cầu đối phương đáp lại điều gì đó. Điều này cũng áp dụng trong trường hợp bạn hoàn toàn có thể từ chối điều gì đó trên lý thuyết, nhưng điều đó có thể mang tới bất lợi. Nếu bạn từ chối cấp trên hết lần này đến lần khác, ấn tượng của họ về bạn chắc chắn sẽ không tốt. Bất cứ ai luôn chọn cách “từ chối khéo” một nữ đồng nghiệp sẽ không được phép ngạc nhiên khi cô ấy chọn cách hành xử tương tự khi bạn cần sự giúp đỡ của cô ấy. Đó là lý do ta có thể chấp nhận yêu cầu của đối phương khi có sự đáp lại. Bạn có thể cân nhắc những cách diễn đạt sau đây. Một số ví dụ về cách đồng ý có điều kiện “Tôi có thể hoàn thành việc này cho ngài, nhưng trong hôm nay và ngày mai thì không thể. Ngày kia ngài sẽ nhận được nó trên bàn làm việc.” “Tôi có thể nhận nhiệm vụ này thay bạn. Tuy nhiên, trong lúc này tôi vẫn phải hoàn thành XY. Vì vậy, hãy thảo luận về nó một lần nữa vào thứ hai nhé?” Yêu cầu sự đáp trả “Tôi sẽ nhận công việc này thay ngài. Hiện tại, có ba đầu việc khác cần hoàn thành. Ngài có thể cho tôi biết hiện tại công việc nào quan trọng hơn với ngài không?” “Tôi có thể làm công việc này cho bạn. Tuần sau bạn thay mặt tôi tham gia cuộc họp nhé? ” Đề xuất giải pháp thay thế Một cách khác của việc nói “không” là đưa ra các lựa chọn thay thế. Nó dễ dàng hơn rất nhiều so với việc từ chối. Câu trả lời này thường được đối phương chấp nhận dễ dàng hơn. Hãy suy nghĩ về các lựa chọn thay thế mà bạn có thể sử dụng để đáp ứng yêu cầu, nhưng điều đó không có nghĩa là bất kỳ công việc bổ sung nào đáng kể cho bạn. Ví dụ: Đồng nghiệp 1: “Bạn có thời gian cho tôi không?” Cách bạn trả lời: “Giờ thì không. Nhưng lát nữa bạn có thể gửi tôi một E-Mail.” Đồng nghiệp 2: “Anh có thể đảm nhận việc này trong dự án của chúng ta không?” Cách bạn trả lời: “Đáng tiếc là không được rồi, vì từ giờ tới thứ Hai anh vẫn phải chuẩn bị hai cuộc họp nữa. Nhưng anh có thể gửi em tài liệu của anh.” Sếp: “Bạn có thể rà soát lại biên bản cuộc họp với tôi vào tối nay được không?” Cách bạn trả lời: “Tối nay thì không được vì tôi phải đón con gái. Nhưng ngài có thể đưa cho tôi một bản in (biên bản) và tôi sẽ xem nó ngay vào sáng sớm mai.” Nói “không” có nghĩa là thiết lập các ưu tiên Nói không là một hình thức đặc biệt của việc thiết lập ưu tiên. Bạn xác định điều gì là thực sự quan trọng đối với bạn. Nếu bạn trả lời “có” cho mọi yêu cầu thì những người khác sẽ đặt ưu tiên của họ cho bạn – điều thường gây bất lợi cho bạn. Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ không hoàn thành nhiệm vụ của mình và vì thế, cảm thấy căng thẳng. Lưu ý: Tông giọng là đặc biệt quan trọng khi phải nói “không”. Hãy cố gắng giữ cho lời từ chối bám sát vấn đề, tỏ ra tôn trọng và thân thiện – nhưng cũng phải kiên quyết. Nó không phải là từ chối người đối thoại, mà là từ chối một vấn đề hoặc một yêu cầu. Nếu bạn đã học được cách nói “không”, cũng đừng nên từ chối mọi lời thỉnh cầu. Nếu lịch trình của bạn cho phép, bạn không có việc gì quan trọng hơn phải làm và bạn muốn giúp đỡ đồng nghiệp của mình, bạn cũng có thể đồng ý. Khi đó, bạn cần thật sự thoải mái với việc nói “có” và không được hối hận về việc đó. Bài viết gốc: “Nein sagen – So schlagen Sie Bitten freundlich ab” Chuyển dịch: Hương Giang Minh họa: Huyền Kiu
Đức là một đất nước nổi tiếng với truyền thống làm món xúc xích. Theo báo Planetwissen thì Đức có tới hơn 1500 loại xúc xích khác nhau với 3 cách chế biến gồm: 1. Brühwürste – cách chế biến này gần như món giò của mình, nghĩa là dùng thịt và mỡ, xay nhỏ, nhồi vào ruột, có thể hun khói nóng trước (nhiệt độ từ 50-85°C, heißgeräuchert) rồi đem luộc, ví dụ có loại Wiener, Jagdwurst, Bierwurst, Lyoner, Leberkäse… 2. Kochwürste – nguyên liệu của loại xúc xích này hầu như được nấu chín trước, rồi mới đem nhồi vào ruột, lọ thủy tinh hoặc lon sắt, sau cùng lại đem nguyên cả “vỏ lẫn ruột” nấu chín hẳn lần nữa. Ngoài thịt thì trong Kochwurst đa phần còn có nội tạng như tiết, lưỡi, gan, ví dụ Leberwurst, Zungenwurst, Blutwurst, xúc xích kiểu thịt đông như Sülzwurst… 3. Rohwürste – đúng như cái tên thì đây là những loại xúc xích mà nhân của chúng còn sống, tương tự như món nem chua của Việt Nam. Các loại xúc xích này nhờ vào gia vị như đường và muối lên men rồi tự chín, sau khi “chín” có khi người ta còn đem treo lên để hun khói lạnh (kaltgeräuchert) – nghĩa là xúc xích hoặc giò được treo lên cao để từ từ ám khói của một số loại củi thơm từ trong lò bên dưới bốc lên ở nhiệt độ 15-25°C, cho đến lúc giò khô cứng, có thể để lâu, ví dụ Salami, Mettwurst, Teewurst, Landjäger, Schwarzwälder Schinken… * Ngoài ra còn có món xúc xích nướng mà ai đã được nếm một lần đều rất mê, tiếng Đức là Bratwürste. Đây thực chất là loại xúc xích Rohwürste và đa phần là Brühwürste chưa hun khói, gồm thịt xay nhuyễn trộn với các gia vị đặc trưng, khách mua về có thể đem rán/chiên hoặc nướng trên lò than, ăn kèm salad khoai tây (Kartoffelsalat) hoặc các loại salad khác…, ví dụ Thüringer/Nürnberger Rostbratwurst… ** Nhân bài viết kể về xúc xích Đức này, mình muốn chia sẻ với các bạn một trong những câu thành ngữ được dùng rất phổ biến tại Đức: Das ist mir wurst/wurscht!! Câu này có nghĩa tiếng Việt là “tôi không quan tâm/chẳng liên quan gì đến tôi cả/chẳng sao cả/có vấn đề gì đâu!!!” Có 2 cách giải thích cho thành ngữ này như sau: Một là vì cây xúc xích có 2 đầu giống nhau, cho nên bất cứ bạn muốn ăn từ đầu nào thì cũng tùy bạn thôi, chẳng ảnh hưởng đến ai cả, vẫn là ăn xúc xích thôi!!! Es ist eben “wurst”, egal wo man anfängt!! (Bắt đầu ở đâu thì vẫn là xúc xích thôi!) Cách giải thích thứ hai là thời xa xưa, các lò mổ đều chỉ dùng những phần thịt thừa hoặc không ngon để làm xúc xích. Chỉ là một món thịt trộn gia vị rồi nhồi thôi mà. Thế nên, nếu cứ được hỏi sẽ làm gì với phần thịt thừa thì các bác mổ lợn thường nói: In die Wurst damit!! (Tống hết vào xúc xích đi!!) Từ đó câu thành ngữ: “Mir ist es wurscht” cũng được dùng để nói khi ai đó không biết chính xác và cũng không quan tâm bản thân phải làm gì, xử sự ra sao, kiểu “mặc kệ đời”!! Một số câu đồng nghĩa: Das ist mir wurst/wurscht = Das ist mir sowas von egal! >>> Người ta còn nói: Das ist mir schnuppe / banane!! (Đều mang nghĩa: Tôi không quan tâm!!) Was du heute noch machst, ist mir schnuppe, ich gehe jetzt ins Kino. (Hôm nay ấy làm gì tớ cũng không quan tâm, tớ đi xem phim đây!) Er ist dem gegenüber völlig gleichgültig (Đối với chuyện đó anh ấy chẳng mảy may để ý) Mir ist wurst, ob du mir Orangensaft oder Apfelsaft servierst! (Đối với tôi thì bạn có cho tôi uống nước cam hay nước táo cũng được, không vấn đề!) Các thành ngữ, tục ngữ khác với từ “Wurst”: Es geht um die Wurst = Đã đến hồi quyết định / Đã đến hồi gay cấn. >>> Morgen geht es um die Wurst: Bei einer Niederlage kann er endgültig einpacken (Ngày mai sẽ bước vào hồi gay cấn: Bị thua thì anh ta có thể đóng gói ra về rồi) Alles hat ein Ende, nur die Wurst hat zwei = Tất cả đều có một kết thúc, chỉ cái xúc xích có hẳn hai! Verschwinde wie die Wurst im Spinde = Biến ngay khỏi đây! In der größten Not schmeckt die Wurst auch ohne Brot = Lúc đói kém nhất thì xúc xích không bánh mỳ cũng ngon. mit der Wurst nach der Speckseite werfen = thả con săn sắt bắt con cá rô tolle Wurst! = cách “khen mỉa mai” khi ta không quan tâm hay có hứng thú với ai hoặc cái gì >>> Schau, da vorne ist das blonde Mädchen aus deiner Klasse! / Na tolle Wurst!! Wurst wider Wurst = wie du mir, so ich dir Tác giả: Cẩm Chi
Khi học tiếng Đức, các bạn sẽ được làm quen với 2 loại động từ: Các động từ có cấu trúc đơn giản như: spielen (chơi), essen (ăn), schlafen (ngủ), gehen (đi), lernen (học), leben (sống), sterben (chết) v.v… Các động từ có cấu trúc phức tạp hơn như: begehen, entfernen, verlieben, aussterben, zerstören v.v… Nhóm thứ 2 là các động từ được ghép với các tiền tố, tiếng Đức gọi là Präfix – đó có thể là các trạng từ/tính từ như bereit-, fern-, gut-, statt- …, hoặc các tiểu từ không biến đổi (Partikel) như an-, ab-, be-, ver-, ge- … đi kèm trước một động từ, để nhấn mạnh hoặc thay đổi hoàn toàn nghĩa của động từ đó. Có những tiền tố được tách khỏi động từ khi sử dụng chúng trong câu, lại có những tiền tố luôn luôn phải “gắn chặt” với động từ. Các tiền tố có thể tách rời khỏi động từ (trennbare Präfixe) gồm:ab-, an-, auf-, aus-, auseinander-, bei-, ein-, empor-, entgegen-, entlang-, entzwei-, fern-, fest-, fort-, für-, gegen-, gegenüber-, heim-, hinterher-, hoch-, los-, mit-, nach-, neben-, nieder-, vor-, weg-, weiter-, zu, zurecht-, zurück-, zusammen-, da-, hin-, her- Tiền tố không thể tách rời động từ (nicht trennbare Präfixe) thì có:be-, ent-, er-, ver-, zer-, hinter-, miss-, fehl-, a-, de(s)-, dis-, ge-, im-, in-, non-, re-, un- Tiền tố có thể tách và không cần tách gồm:durch-, über-, unter-, um-, wider-, wieder- 5 tiền tố chính trong tiếng Đức là: be-, ent-, er-, ver- và zer- Mỗi một tiền tố này khi ghép với một động từ sẽ tạo ra hiệu ứng thay đổi hoặc tăng cường nghĩa gốc của động từ đó. Tùy theo ý nghĩa của chúng mà chúng ta sẽ dùng cho từng hoàn cảnh khác nhau. 1. Tiền tố be-: Chúng ta ghép tiền tố này với một động từ khi muốn nói rằng, chúng ta đang muốn áp dụng hành động đó vào người hoặc vật khác, hay đang sử dụng, thậm chí thay đổi vật gì đó qua hành động này. Ngoài ra, be- ghép với động từ còn miêu tả sự động chạm, chạm vào (người/vật gì), hoặc khi muốn lấy hành động đó làm chủ điểm, ví dụ: halten = cầm, nắm vật gì >>> behalten = (cầm quá chắc, không buông) giữ lại arbeiten = làm việc/lao động/hành nghề >>> bearbeiten = (làm việc một cách chi tiết, cụ thể) gia công chế biến, tiến hành/thực hiện, khai thác (zum Beispiel: ein Thema bearbeiten) lassen = để (việc gì đó xảy ra)/khiến (ai làm gì đó/khiến điều gì xảy ra) >>> belassen = để/giữ nguyên (không thay đổi trạng thái của người/vật hiện có) Mutter = người mẹ >>> bemuttern = (xử sự như một người mẹ) chăm sóc ai (quá mức) như một người mẹ legen = đặt/để, nằm xuống, giảm bớt (ví dụ: Der Wind legte sich) >>> belegen = chồng lên nhau/trải/rải/phủ lên trên, đăng ký tham gia làm gì, chiếm (vị trí)/lấy (chỗ) gehen = đi >>> begehen = đi vào (và săm soi tỉ mỉ), phạm lỗi/phạm tội (gì đó), cùng kỷ niệm (ngày lễ hoặc nhân dịp nào đó) fühlen = cảm thấy, cảm tưởng là >>> befühlen = (cảm nhận bằng cách) sờ mó, sờ xem (vật gì như thế nào) rühren = di chuyển/xê dịch, ngoáy lên, làm cảm động/khích động >>> berühren = sờ/chạm/động (vào ai), gợi mối thương tâm/làm cảm động (ai đó)/khiến ai đó phải suy nghĩ gründen = thành lập/cấu tạo, dựa vào/căn cứ vào/xuất phát từ >>> begründen = giải thích/giảng giải, chứng minh (là đúng) … 2. Tiền tố ent- Tiền tố này ghép với động từ thường mang nghĩa “lấy đi/truyền đi/mang đi/dọn đi, giải phóng khỏi” (người/vật nào đó), đặc biệt khi đi kèm các từ mang ý “tiêu cực” như fliehen, leeren, fremd, nehmen … Nhưng nó cũng dùng để phủ định, thay đổi ngược lại động từ gốc hoặc bắt đầu/khiến nó xảy ra và thực hiện đến cùng (để kết thúc) hành động đó. Một số ví dụ: decken = che, phủ, bao phủ, che đậy >>> entdecken = biến thành nghĩa ngược lại là phát hiện ra/nhận ra/nhận thấy (kiểu như mở ra, để lộ ra) fliehen = (đang trên đường) chạy trốn//kommen = đến >>> entfliehen/entkommen = tạo ra nghĩa ngược lại và nhấn mạnh hơn là “đã trốn thoát” nehmen = lấy đi, giành lấy, chiếm lấy >>> entnehmen = lấy ra/rút ra/lấy trộm, rút ra (kết luận) Kraft = sức mạnh >>> entkräften (keine Kraft mehr) = làm suy yếu/làm nhụt/làm hao tổn/làm suy nhược, từ chối, bắt bẻ lại/phản bác lại springen = nhảy lên / stammen = có nguồn gốc, xuất xứ (từ) >>> entspringen / entstammen (von) = bắt nguồn (từ) Flamme = ngọn lửa >>> entflammen = (đột nhiên) bắt lửa, bùng cháy, thổi bùng lên (lòng nhiệt huyết) fern = xa, Ferne = nơi xa xôi >>> entfernen = lấy đi mất, rời đi leer = trống rỗng / leeren = làm rỗng, lấy hết/vét hết >>> entleeren = vét/làm cho cạn sạch (không còn gì), tháo/tiết hết ra, rút hết/đi ra bằng hết (đại tiện) ledig = chưa kết hôn/độc thân, một mình >>> entledigen = giải phóng/giải thoát khỏi cái gì, cởi đồ/quần áo ra (khỏi người), thực hiện một trách nhiệm 3. Tiền tố er- là tiền tố không thể tách rời khỏi động từ gốc mang nghĩa bị thay đổi khi phải chịu đựng hoặc chịu gánh nặng (erblassen = bị nhạt nhòa hẳn đi) / nói đến một hành động có mục đích (erbetteln = cầu xin) / nói đến cái chết hoặc hành động giết chóc (erstechen = đâm/giết bằng cách đâm một vật nhọn) / nói lên hành động đạt được điều gì đó (erfahren = thấy được, nghe được, biết được, trải qua) / kết hợp với động từ để nhấn mạnh sự lớn mạnh, trưởng thành (erwachsen = lớn lên / erstrecken = vươn lên, trải dài) 4. Tiền tố ver- là tiền tố không thể tách rời khỏi động từ gốc mang nhiều nghĩa như: tiêu cực hoặc khó khăn, làm khó (vd: verlaufen = đi lạc đường) / chỉ ra một hoạt động của vật thể (verschieben = đẩy qua) / dùng khi một vật A được gắn với vật B (vergolden = mạ vàng) / khi có sự thay đổi hoặc tàn phá (verschmelzen = pha trộn) / khi muốn nhấn mạnh một sai sót (da habe ich mich vertan = ôi tại tôi bị nhầm) / dùng khi có thay đổi lớn hoặc ảnh hướng lớn nào đó tác động lên thể xác hoặc tâm hồn (ich bin verliebt = tôi đang yêu) nhưng đôi khi tiền tố này cũng không thay đổi động từ gốc nhiều lắm (verbringen = dành thời gian) 5. Tiền tố zer- đây là tiền tố không thể tách rời khỏi động từ gốc tiền tố zer- nhấn mạnh thêm nghĩa “chia cách/chia cắt”/”tách ra”/”tan rã” hoặc “phá hủy” đồng nghĩa với 2 tiền tố auseinander- và entzwei- Ví dụ: Es zerreißt mir das Herz (zerreißen) = Điều đó làm tan nát trái tim tôi Die Vase fiel vom Regal und zerbrach (zerbrechen) = Lọ hoa đã rơi khỏi giá và vỡ tan Umweltschützer kritisieren die Tüten vor allem deshalb, weil sie der Kunststoff Polyethylen sich nicht zersetzt = Những nhà bảo vệ môi trường chỉ trích đầu tiên là loại túi ni-lông, bởi chất nhựa Polyethylen (có trong đó) không tự phân hủy được. Tác giả: Cẩm Chi
Động từ bất quy tắc – tiếng Đức gọi là “unregelmäßige Verben” hay “starke Verben” – chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số các động từ trong tiếng Đức (“chỉ” khoảng 200 từ). Chúng được gọi là “bất quy tắc” vì khi chia, nguyên âm chính của chúng không giữ nguyên mà đều thay đổi. Có những cách thay đổi nguyên âm như sau: 1. Đổi từ -a- sang -ä- backen / bäckt – buk – hat gebacken blasen / bläst – blies – hat geblasen fahren / fährt – fuhr – ist gefahren fangen / fängt – fing – hat gefangen graben / gräbt – grub – hat gegraben halten / hältst/hält – hielt – hat gehalten laden / lädst/lädt – lud – hat geladen lassen / lässt – ließ – hat gelassen schlafen / schläft – schlief – hat geschlafen schlagen / schlägt – schlug – hat geschlagen tragen / trägt – trug – hat getragen wachsen / wächst – wuchs – ist gewachsen waschen / wäscht – wusch – hat gewaschen 2. Đổi từ -au- sang -äu- laufen / läuft – lief – ist gelaufen saufen / säuft – soff – hat gesoffen 3. Đổi từ -e- sang -i- brechen / bricht – brach – hat gebrochen erschrecken / erschrickt – erschrak – ist erschrocken essen / isst – aß – hat gegessen fressen / frisst – fraß – hat gefressen geben / gibt – gab – hat gegeben gelten / gilt – galt – hat gegolten helfen / hilft – half – hat geholfen messen / misst – maß – hat gemessen nehmen / nimmt – nahm – hat genommen quellen / quillt – quoll – ist gequollen schmelzen / schmilzt – schmolz – ist geschmolzen sprechen / spricht – sprach – hat gesprochen stechen / sticht – stach – hat gestochen sterben / stirbt – starb – ist gestorben treffen / trifft – traf – hat getroffen treten / tritt – trat – hat getreten verderben / verdirbt – verdarb – ist verdorben vergessen / vergisst – vergaß – hat vergessen werfen / wirft – warf – hat geworfen 4. Đổi từ -e- sang -ie- befehlen / befiehlt – befahl – hat befohlen empfehlen / empfiehlt – empfahl – hat empfohlen geschehen (nur 3. Person möglich!!) >>> er/sie/es geschieht / sie geschehen – geschah/geschahen – ist geschehen lesen / liest – las – hat gelesen sehen / sieht – sah – hat gesehen stehlen / stiehlt – stahl – hat gestohlen 5. Những động từ bất qui tắc quan trọng nhất: haben – hatte – hat gehabt ich habe / hatte du hast / hattest er, sie, es hat / hatte wir haben / hatten ihr habt / hattet sie haben / hatten sein – war – ist gewesen ich bin / war du bist / warst er, sie, es ist / war wir sind / waren ihr seid / wart sie sind / waren werden – wurde – ist geworden ich werde / wurde du wirst / wurdest er, sie, es wird / wurde (ward) wir werden / wurden ihr werdet / wurdet sie werden / wurden wissen – wusste – hat gewusst ich weiß / wusste du weißt / wusstest er weiß / wusste wir wissen / wussten ihr wisst / wusstet sie wissen / wussten Tác giả: Cẩm Chi
Rất nhiều lần, người Đức đưa câu hỏi ngắn gọn để muốn nghe câu trả lời ja hoặc nein, nhưng người Việt không hiểu được cách hỏi của người Đức khiến người hỏi bực mình. Họ phải hỏi lại năm lần bảy lượt mới nhận được câu trả lời. Tiếng Đức phân biệt rất minh bạch câu hỏi đóng (geschlossene Fragen) và câu hỏi mở (offene Fragen) như sau: Câu hỏi đóng: Người hỏi chỉ muốn nhận được câu trả lời ngắn gọn, có (ja) hoặc không (nein). Câu hỏi được bắt đầu bằng một động từ hay trợ động từ. Thí dụ: Haben Sie diesen Mann schon mal gesehen? (Ông/bà đã từng gặp người đàn ông này bao giờ chưa?) Können Sie mich verstehen? (Ông/bà hiểu tôi nói gì không?) Người hỏi chỉ muốn nghe câu trả lời là có hay không, rồi mới hỏi tiếp. Vì vậy, người trả lời không nên kể chuyện vòng vo tam quốc, chỉ cần trả lời ja hoặc nein, rồi hãy đợi xem người hỏi hỏi tiếp điều gì. Câu hỏi mở: Người hỏi muốn biết chi tiết câu chuyện nên đặt câu hỏi theo cách này để người trả lời có cơ hội trình bày dài hơn, trả lời những chi tiết người hỏi muốn biết. Chữ bắt đầu của câu hỏi mở bắt đầu bằng chữ cái „W“ như: 1. Wessen … Idee war es, es einmal auf diese Art zu probieren? Của ai? Ai? Ai đề nghị bốc đồng làm kiểu này? 2. Wer … hatte Sie bezüglich X am aufschlussreichsten informiert? Ai? Người nào? Ai đã thông tin cho ông/bà đầy đủ về đề tài X? 3. Wen … findest Du sympathisch? Ai? Bạn thấy ai có cảm tình? 4. Wem … kannst Du vertrauen? Ai, bạn tin ai ? 5. Wie viele … bekannte Leute sind Ihnen in der Außenabteilung begegnet? Bao nhiêu? Ông/bà quen bao nhiêu người làm việc ở phòng ngoại thương? (Ähnlich: Wievielmal/Wie oft … in der Woche gehst Du einkaufen? Tương tự: Bao nhiêu lần, mỗi tuần bạn đi chợ bao nhiêu lần? 6. Wie lange … waren Sie bei Ihrem vorherigen Arbeitgeber beschäftigt? Bao lâu? Ông/bà đã làm việc ở sở cũ bao lâu? 7. Wie weit … willst Du gehen? Xa đến đâu. Anh/chị muốn đi xa đến đâu? 8. Wie … stellen Sie sich Ihre Tätigkeit vor? Ra sao? Ông/bà tưởng tượng công việc ra sao? 9. Welche … Ideen und Wünsche haben Sie? Nào? Ông/bà có ý tưởng và nguyện vọng nào? 10. Was … wollen Sie erreichen? Gì? Ông/bà muốn đạt được điều gì? 11. Wann … können Sie starten? Khi nào? Khi nào ông/bà bắt đầu được? 12. Weshalb/Wessenthalben/Wieso/Warum/Weswegen/Wessentwegen (Frage nach der/dem Begründung/Motiv/Absicht/Zweck) … haben Sie Ihren Arbeitsplatz verlassen? Weshalb/Wessenthalben/Wieso/Warum/Weswegen/Wessentwegen dùng để hỏi lý do. Tại sao? vì lý do nào? vì mục đích gì?. Vì lý do nào ông/bà rời bỏ sở cũ? 13. Wieso/Warum (Frage nach der Ursache/dem Grund) … entsteht bei Reibung Wärme? Vì sao? (hỏi nguyên nhân) 14. Um wessentwillen … regeln Sie diese Angelegenheit? Vì mục đích gì ông/bà giải quyết chuyện này? 15. Wozu/Wofür (Frage nach dem Zweck/der Intention) … sind Sie eine Stunde früher als üblich gekommen? Có chủ tâm gì, có dự định gì. Ông/bà có chủ tâm gì mà đến sớm? 16. Wofür (Frage nach der Präferenz/Begünstigung) … interessieren Sie sich? oder auch: … haben Sie sich bezüglich Ihres Urlaubs entschieden? Wofür dung để hỏi về sự lựa chọn đứng hàng đầu . Ông/bà quan tâm đến điều gì nhất ? Ông/bà quyết định chọn nơi nào thích nhất để đi nghỉ? 17. Wofür (Frage nach der Bedeutung) … hältst Du mich? oder auch: … steht dieses Wort im Deutschen? Wofür dùng để hỏi về giá trị và nghĩa. Bạn trọng tôi cỡ nào? hoặc: Chữ này tiếng Đức có nghĩa gì? 18. Woran … erfreust Du Dich? Gì? Bạn vui vì điều gì? 19. Wobei … fühlst Du Dich unwohl? Trong trường hợp nào? Khi nào? Nơi nào? Trong trường hợp nào bạn không cảm thấy không yên / khoẻ? 20. Womit … kann ich Dir behilflich sein? Cách nào? Làm cách nào tôi giúp bạn được? 21. Wo … warst Du in den Ferien? Nơi nào? Bạn đi nghỉ nơi nào? 22. Wohin … wollten Sie denn gehen, bevor ich Sie aufhielt? Đến nơi nào? Ông/bà muốn đi đến nơi nào trước khi dừng chân để nghỉ ngơi? 23. Woher … stammt diese Melodie? Từ đâu? Nhạc điệu này xuất phát từ đâu? 24. Worin … unterscheiden sich die Angebote? Chỗ nào? Các khuyến mại này khác nhau chỗ nào? 25. Woraus … besteht dieses Produkt denn? Thành phần nào? Sản phẩm này bao gồm những thành phần nào? 26. Worein/Wohinein … willst du greifen? Đến đâu? Bạn muốn đạt đến đâu? 27. Wohinaus … läuft das ganze Prozedere? Đến đâu? Thủ tục tố tụng muốn đưa đến đâu? 28. Worüber … möchtest Du mit Deinem Chef reden? Về việc gì? Bạn muốn nói với Chef về việc gì ? 29. Worunter … habe ich zu suchen, wenn ich den Eintrag finden möchte? Chỗ nào, Nơi nào (trong sách)? Muốn kiếm mục này, tôi phải kiếm chỗ nào (trong sách)? 30. Worauf … hast Du gesetzt? Vào đâu? Bạn đặt vào đâu? (thí dụ: đua ngựa, đặt tiền vào con ngựa nào) 31. Wogegen … würdest Du am ehesten protestieren? Điều gì? Điều gì bạn phản đối trước nhất? 32. Worum … genau handelt es sich bei dem Stellenangebot? Sản phẩm nào? Sản phẩm nào được hạ giá? 33. Wozwischen … genau kannst Du Dich denn nicht entscheiden? Đường nào giữa hai đường? Giữa hai đường, bạn chọn đường nào? 34. Woherum … müssten wir richtigerweise gehen? Đi vòng quanh lối nào? Muốn đi đúng đường, chúng tôi phải đi đường vòng nào đây? 35. Wo (ent)lang … kann ich noch risikofrei segeln? Dọc theo hướng nào? Tôi phải thả buồm dọc theo hướng nào cho an toàn? 36. Wonach … gelüstet es Dich? Gì? Bạn thèm muốn điều gì? 37. Wodurch … hast Du von meiner Anwesenheit erfahren? Ai? Bằng cách nào? Ai cho bạn biết là tôi vắng mặt? 38. Wovon … kann man anständig leben? Bằng cách nào? Bằng cách nào để sống đứng đắn? 39. Wovor … hast Du am meisten Skrupel? Lĩnh vực nào? Bạn vô lương tâm ở lĩnh vực nào? 40. Wohinter … stehst du? Khuất nơi nào? Bạn đứng khuất nơi nào? 41. Wohinauf … wollen wir klettern? Lên cao đến đâu? Chúng mình muốn trèo cao đến đâu? 42. Wohinunter … sollen wir fahren? Xa đến đâu? Chúng ta nên lái xe xa đến đâu? 43. Inwiefern … haben Sie sich neulich von X bestätigt gefühlt? Đến độ nào? Trong thời gian gần đây, X công nhận ông/bà đến độ nào? 44. Inwieweit … konnten Sie sich mit Ihrer vorigen Arbeit identifizieren? Đến mức nào? Ông/bà có thể nhận diện mình qua công việc ở sở cũ đến mức nào? Tác giả: Cẩm Chi
Chắc các bạn cũng đã nhận ra rằng cái khó của tiếng Đức không nằm ở những từ khó, từ lạ mà lại nằm ở cách sử dụng cực kì đa dạng của những từ tưởng chừng rất đơn giản. Hôm nay, chúng ta cùng đến với từ “als” nhé! 1. Dùng để chỉ thời gian… a. khi muốn nói về các sự việc xảy ra trước, sau hoặc song song nhau trong quá khứ và mang tính chất không lặp lại (Einmaligkeit), ví dụ: Als ich ein Kind war, war sonnabends noch Schulunterricht. (Khi tôi còn bé, thứ bảy cũng là ngày đi học.) Als sie in der Küche saß, klopfte es an die Tür. (Khi cô ấy ngồi trong bếp thì có tiếng gõ cửa.) Als sie eintraf, hatten die anderen bereits gegessen. (Khi cô ấy đến nơi thì những người khác đang ăn mất rồi.) b. và có thể kết hợp thêm với các thông tin chỉ thời gian nữa như: damals, als… (hồi đó, khi mà…) zu der Zeit, als… (vào thời gian đó, khi mà…) 2. Dùng khi muốn so sánh hơn (Komparation), ví dụ: mehr rechts als links (sang/ở phía bên phải nhiều hơn là bên trái) Er ist schneller als sein Bruder. (Anh ta nhanh hơn anh/em trai mình.) Das ist mehr als traurig! (Điều đó còn buồn hơn cả buồn! = Buồn quá mức!) 3. Đứng sau các từ như NICHTS, ANDERS,… Das ist nichts als Unsinn! = Das ist nur Unsinn! (Cái đó không có gì khác ngoài mấy trò nhảm nhí! = Chỉ toàn trò nhảm nhí!) Das ist alles andere als schön. = Es ist nicht schön. (Nó là tất cả trừ việc đẹp đẽ/hay ho. = Nó thật chẳng đẹp đẽ/hay ho chút nào.) Es ist ganz anders, als ich (es) erwartet habe. (Nó hoàn toàn khác so với điều tôi mong đợi.) 4. Dùng trong câu so sánh khi nói đến một hành động được “xem là” có một ý nghĩa nào đó (khá thường xuyên được dùng chung với “ob” hoặc “wenn”), ví dụ: Er tat, als habe er nichts gehört. (Anh ta làm như không nghe thấy gì.) Er tat, als ob er hier bleiben wollte. (Anh ta làm như rất muốn ở lại đây.) 5. Dùng khi muốn miêu tả cụ thể hơn, ví dụ: Er fühlt sich als Held. (Anh ta cảm thấy mình như một anh hùng.) Ich rate dir als guter Freund dazu. (Tôi khuyên anh về chuyện đó dưới tư cách một người bạn tốt.) Er war als Schriftsteller erfolgreich. (Anh ta đã từng thành công khi làm nhà văn.) etwas als angenehm empfinden (cảm nhận dễ chịu về điều gì/cái gì) 6. Khi kết hợp trong một số cụm từ, ví dụ: sowohl… als auch…. – cả (cái này)… lẫn (cái kia)… Dieser Tag war umso geeigneter für den Ausflug, als das Wetter gut war. (Ngày hôm nay (còn) thấy hợp để đi du ngoạn hơn (nữa) vì (khi thấy) thời tiết cũng thật đẹp.) 7. Khi muốn nâng tầm quan trọng của sự việc hoặc một ai đó, ví dụ: Wer sonst als er sollte das tun?? (Còn ai ngoài anh ta có thể làm được việc này??) Tác giả: Cẩm Chi
Khá nhiều bạn dù học tiếng Đức đã lâu vẫn gặp phải khó khăn khi phân biệt 2 từ này. Vậy trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu xem chúng được sử dụng như thế nào nhé! 1. Khi nào dùng “nur”? a. Khi muốn nói đến vật/sự việc gì rất hạn chế, nghĩa là chỉ giới hạn trong một phạm vi rất nhỏ bé của nó và cũng không thêm/bớt gì vào: Ich habe nur noch zwei Euro. (Tôi chỉ còn 2 Euro thôi.) Da darf jeder nur zwei Packungen kaufen. (Mỗi người chỉ được mua hai gói (đó) thôi.) Sie hat nur zwei Seiten geschrieben. (Cô ấy chỉ viết có 2 trang thôi.) b. Khi muốn thu hẹp một đề tài hay sự việc gì mà mình đã/đang nói tới: Es war nur ein kurzer Urlaub. (Đó chỉ là một kỳ nghỉ ngắn.) Das Wetter ist schön, nur ich habe keine Zeit. (Thời tiết thật đẹp, chỉ là tôi không có thời gian (để đi ra ngoài chơi).) c. Khi muốn nhấn mạnh một câu nói: Ich besuche ihn, sooft ich nur kann. (Tôi đến thăm ông ấy nhiều hết mức có thể.) Er soll nur kommen. (Anh ấy chỉ cần cứ đến (là đủ) / Bảo anh ta cứ đến đây đã nào! d. Dùng trong một câu hỏi khi người hỏi đang có chút bối rối, không biết xử trí ra sao: Was sie nur wollen? (Không biết họ muốn gì nữa?!) Was kann ich nur tun? (Tôi có thể làm gì đây?) Was hat er nur? (Anh ta sao vậy?) e. Dùng để nhấn mạnh trong một câu cảm thán, ngạc nhiên, phê phán, ngưỡng mộ, khích lệ, chúc mừng, đề nghị/yêu cầu,… dành cho ai đó: Was sie nur alles kann! (Hãy xem cô ấy biết những gì kìa!) Was hat er sich nur dabei gedacht! (Không hiểu anh ta nghĩ gì khi làm điều đó nữa!) Nur Mut, das schaffst du schon (Dũng cảm lên, bạn làm được điều đó mà!) Wenn es dir nur gefällt! (Chỉ cần bạn thích là được!/Giá mà bạn thích nó!) Komm du mir nur nach Hause! (Mày cứ thử đến nhà tao xem!) 2. Khi nào dùng “erst”? a. Khi đặt một việc gì lên hàng đầu, được ưu tiên trước, dùng với nghĩa “đầu tiên”: Ich muss mein Zimmer erst aufräumen, dann komme ich. (Tôi phải dọn phòng trước đã, xong rồi mới đến được.) Du musst deine Hausaufgaben erst machen, dann darfst du spielen. (Con phải làm bài về nhà trước, sau đó mới được chơi.) b. Dùng với nghĩa “không sớm hơn”: Die Party beginnt erst um Mitternacht. (Phải tới nửa đêm buổi tiệc mới bắt đầu.) Der Zug kommt erst in einer Stunde. (Phải một giờ nữa tàu mới đến.) Sie will erst morgen abreisen. (Ngày mai cô ấy mới định đi.) c. Dùng với nghĩa “lúc đầu, thời gian đầu”: Erst ging alles gut, dann wurde er immer aggressiver (Lúc đầu mọi việc đều tốt đẹp, sau đó anh ta ngày càng hung dữ hơn.) d. Dùng theo nghĩa “mới chỉ”: Ich habe erst dreißig Seiten in dem Buch gelesen (Tôi mới chỉ đọc có 30 trang trong quyển sách đó thôi.) e. Dùng với nghĩa “vừa mới đây”: Ich habe ihn erst gestern noch gesehen. (Vừa hôm qua tôi còn nhìn thấy anh ta.) Meine Mutter war erst vor kurzem bei diesem Arzt. (Mẹ tôi vừa mới đến khám ông bác sĩ đó cách đây không lâu.) f. Khi muốn gây chú ý hoặc nhấn mạnh một câu kể: Sie ist sowieso schon unfreundlich, aber erst wenn sie hungrig ist. (Bà ta vốn đã là người chẳng thân thiện gì, nhất là lúc bà ta đang đói nữa thì (phải biết)!!!) Da war er erst recht beleidigt. (Lúc đó thì ông ta thật sự thấy (bực vì) bị xúc phạm.) g. Dùng để nhấn mạnh sự hối hận/tiếc nuối hay kỳ vọng vào điều gì đó: Wären wir erst zu Hause! (Giá mà chúng ta về nhà trước (rồi mới đi đâu đó)!) Hätten wir doch erst Ferien! (Giá mà chúng mình được nghỉ rồi nhỉ!) Tác giả: Cẩm Chi
Thông thường thì tên riêng của thành phố và các quốc gia KHÔNG ĐI KÈM mạo từ (Nullartikel), ví dụ: Berlin ist die Hauptstadt von Deutschland. (Berlin là thủ đô của nước Đức.) Freiburg ist eine Universitätsstadt in Baden-Württemberg. (Freiburg là một thành phố có trường đại học tại bang Baden-Württemberg.) Kassel liegt im Zentrum von Deutschland. (Kassel nằm ở trung tâm nước Đức.) Deutschland ist ein Industrieland. (Đức là một nước công nghiệp.) Korea liegt in Ostasien. (Hàn Quốc nằm ở Đông Á.) Brasilien ist das größte Land Südamerikas. (Brazil là đất nước lớn nhất Nam Mỹ.) Thế nhưng, khi muốn miêu tả đặc trưng của các thành phố hoặc quốc gia, nghĩa là khi thêm bổ ngữ cho tên riêng của các thành phố và quốc gia, thì ta phải thêm mạo từ “das” cho chúng, ví dụ: das Hanoi der 80-er Jahre. (Hà Nội của thập niên 80.) das schön gelegene Stuttgart (thành phố Stuttgart nằm ở vị trí thật đẹp đó.) das Paris von Haussmann (Paris của Haussmann.) (*Chú thích: Haussmann từng là quận trưởng quận Seine, Paris vào những năm 1860 và là người đã quy hoạch cũng như mở rộng thành phố Paris với trung tâm là tháp Eiffel như ta biết ngày nay.) das alte Japan (Nhật Bản thời xưa.) das Deutschland der 50er-Jahre (nước Đức thập niên 50.) das Russland der Zarenzeit (nước Nga thời Sa hoàng.) Tuy nhiên, vẫn có một số ngoại lệ tùy theo thay đổi đặc trưng ngôn ngữ ở từng địa phương. Đồng thời, một số địa danh/danh lam thắng cảnh như hồ, sông, núi,… cũng đi kèm với mạo từ như sau: Tên riêng của sông (Flüsse): der Rhein, die Donau, der Nil, der Amazonas, die Wolga,… Tên riêng của núi (Berge): die Zugspitze, der Feldberg, das Matterhorn, der Eiger, der Himalaya,… Tên riêng của hồ/biển (Seen): der Bodensee, der Chiemsee, der Viktoriasee, die Ostsee, die Nordsee,… Tác giả: Cẩm Chi
Đức là đất nước nơi người dân địa phương thường xuyên tận hưởng những lễ hội đa dạng và việc tiêu thụ khá nhiều các loại đồ nướng đi đôi với việc hướng đến một lối sống lành mạnh. Hầu hết người Đức đều biết tiếng Anh, nhưng đồng thời họ cũng tự hào về việc người dân của hai đất nước láng giềng có thể nói tiếng Đức với các phương ngữ khác nhau. Chúng ta đã biết khá nhiều về quốc gia này, nhưng nước Đức không bao giờ ngừng làm ta bất ngờ khi luôn cung cấp những sự thật với về nó, cho phép chúng ta không ngừng khám phá. Chỗ ở Hầu hết các ngôi nhà ở Đức chắc chắn sẽ có giá đựng trứng cho bữa sáng, một tủ sách (một món đồ mà người sở hữu cảm thấy đặc biệt tự hào), một đôi dép đi trong nhà thoải mái và chăn riêng cho những cặp vợ chồng ngủ trên giường đôi. Khi thuê một căn hộ, bạn nên lưu ý rằng người Đức đi ngủ sớm và dậy cũng rất sớm. Phong cách sống này ảnh hưởng đến hành vi của họ trong căn hộ, vì thế bạn không nên gây ồn ào sau 10 giờ tối. Theo truyền thống, bạn thậm chí không thể hút bụi hoặc bật máy giặt. Và ngày chủ nhật còn được coi là ngày của sự yên tĩnh. Rất nhiều ngôi nhà được sưởi ấm bằng củi vì chúng có hiệu quả cao và thân thiện với môi trường. Một người nước ngoài từng chia sẻ trên một diễn đàn: “Tôi từng chơi game trực tuyến với một người Đức. Chúng tôi nói chuyện bằng tiếng Anh. Một ngày đẹp trời, anh ấy nói với tôi ‘Tôi cần đặt một ít củi vào bếp.’ Tôi đã nghĩ đây là một từ lóng trong trò chơi hay một thành ngữ nào đó, nhưng tôi, một người dân thành phố, đã rất bất ngờ khi nhận ra anh ta thật sự ném củi vào bếp.” Phương tiện công cộng Một số người nói rằng các phòng chờ của các ga tàu thành phố lớn, ví dụ như ở Frankfurt, có thể khá lạnh và điều này là một vấn đề lớn khi đi du lịch vào mùa đông. Chính vì thế, bạn nên chuẩn bị cẩn thận cho bản thân, như việc mặc quần áo ấm chẳng hạn. Không có cửa quay trên tàu điện ngầm, trên xe buýt hoặc trên các phương tiện giao thông công cộng khác. Đây là cách lòng tin vận hành trong xã hội Đức. Mặc dù khá hiếm nhưng trên thực tế, nhân viên soát vé có làm việc. Họ mặc trang phục thường ngày khi làm việc và một hành khách có thể được yêu cầu xuất trình vé bất cứ lúc nào. Mức phạt cho việc di chuyển không vé có thể lên tới 60 Euro – vì thế sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi mua vé hoặc thẻ du lịch và sử dụng phương tiện công cộng mà không phải lo lắng về vấn đề bị xử phạt. Nếu bạn đi qua một trạm dừng xe buýt và đã dành nhiều ngày đứng đợi một chuyến xe thì bạn nên biết rằng, rất có thể đó là một cú lừa. Sẽ không có xe buýt nào đến đó cả. Chúng được dùng cho một mục đích khác – đón bệnh nhân. Các điểm dừng này nằm trên hoặc gần khu vực các bệnh viện, phòng khám và viện dưỡng lão, nơi những người bị suy giảm nhận thức hoặc Alzheimer sinh sống. Họ thường xuyên rời nhà (hoặc trong tình huống này là họ rời bệnh viện) và khi nhìn thấy một điểm dừng xe buýt, họ kỳ vọng xe buýt sẽ đưa họ đi xa khỏi nơi này. Họ đứng đó, chờ đợi một chuyến xe không bao giờ đến. Những bệnh nhân này thường được tìm thấy bởi bác sĩ và trợ lý của các cơ sở y tế và được yêu cầu quay lại bằng cách thuyết phục. Các ngày nghỉ lễ Vào ngày chủ nhật lễ Phục sinh, người Đức sẽ thắp lên lửa mừng. Đây là một phong tục điển hình của nước Đức để chào đón mặt trời và mùa xuân. Việc này vẫn khá phổ biến ở các vùng quê. Hầu hết gỗ được dùng cho ngọn lửa đến từ các cây thông giáng sinh cũ được thu thập và để dành cho dịp này Các cuộc diễu hành, bóng và biểu diễn sân khấu là các hình thức giải trí phổ biến cho khách tham quan tại lễ hội hóa trang Cologne. Đây là một lễ hội hóa trang nổi tiếng ở vùng Rhine với hơn một triệu người tham gia mỗi năm. Hệ thống giáo dục “Trẻ con Đức nhập học cấp một với một túi quà đặc biệt thay vì những đóa hoa. Người thân của chúng để bánh kẹo, đồ chơi, đồ dùng học tập và thậm chí cả tiền trong đó cho các bạn học sinh lớp 1”, trang Deutsche Welle cho biết. Như một quy luật, trẻ em thường tự làm những chiếc túi dài gần 3 feet. Nhiều người tin rằng, ban đầu ý tưởng bọc kẹo theo cách này lúc đầu để ngăn trẻ ăn tất cả mọi thứ một lúc trên đường đến trường. Từ năm 2004, giáo dục bậc đại học ở Đức, trừ bang Baden-Württemberg, là hoàn toàn miễn phí kể cả cho người nước ngoài. Giải trí dưới nước Việc xây lâu đài cát trên nhiều bãi biển bị cấm ở nước Đức và có những giới hạn nghiêm ngặt cho kích thước lâu đài cát được xây. Quy định cho từng bãi biển sẽ được đặt ở lối vào. Nếu bạn muốn đi câu cá, bạn buộc phải trải qua khóa huấn luyện đặc biệt và sau đó sẽ được cung cấp giấy phép. Những khóa học này sẽ dạy bạn các quy định và nguyên tắc khi câu cá. Đồ ăn Nếu bạn yêu cầu nước uống trong nhà hàng hoặc quán cà phê, nhân viên phục vụ có thể chỉ mang cho bạn nước có ga. Người Đức yêu thích loại thức uống này và thường pha nó với nước chanh và nước trái cây. Nhân tiện, bạn có thể uống trực tiếp nước máy mà không cần lo lắng về chất lượng. Pizza, nấm, sữa, khoai tây, trứng và thậm chí cả thịt có thể được mua ngay từ máy bán hàng tự động trên phố. Trên thực tế, các sản phẩm nông nghiệp địa phương thường xuyên được mua bán theo cách này. Vì vậy nếu bạn không có thời gian để đi tới cửa hàng vào buổi tối, hãy tìm một máy bán hàng tự động gần nhà. Hương vị và tên món tráng miệng có thể hoàn toàn lạ lẫm với du khách nước ngoài. Ở Munich, bạn có thể tìm thấy những món như Schnitzel và kem thịt xông khói của vùng Nam Tirolean, và thành phố Frankfurt thì cung cấp kem dâu tây ăn cùng giấm Balsamic. Xã hội Đức Niềm tin và sự thành thật là 2 nền móng căn bản của xã hội Đức. Một người bản xứ chia sẻ từ góc nhìn của anh ấy: “Hôm nay là Chủ nhật, và tất cả các cửa hàng ở Đức tất nhiên đều đóng cửa. Tuy nhiên thì một vài sản phẩm có thể mua được từ chỗ những người nông dân. Có một cửa hàng thậm chí không có người bán mà bạn có thể tìm thấy ở Gegenbach. Bạn chỉ cần lấy sản phẩm bạn muốn và đặt tiền lên quầy. Nhân tiện, có một máy đổi tiền bên trong đó.” Vì ngày Chủ nhật thường là ngày yên tĩnh trong các ngôi nhà ở Đức, các gia đình có trẻ em thường dành thời gian này trên các con phố, họ đi dạo trong công viên, tham quan bảo tàng, đi xem phim và tham gia nhiều hoạt động tương tự như vậy. Người Đức thường được nhìn nhận là có phong thái điềm đạm, dè dặt và thậm chí lạnh lùng. Tuy nhiên, họ sẽ là những người đầu tiên quan tâm tới những người hoàn toàn xa lạ. Ví dụ, đối với người Đức, việc nhặt một món đồ bị mất và treo nó lên cành cây gần đó được coi là bắt buộc. Một người Đức lịch sự và chỉn chu sẽ không bao giờ bắt đầu ăn bữa trưa của mình cùng với người khác nếu món ăn của họ được mang ra trước. Họ chỉ bắt đầu ăn khi người phụ trách bữa ăn nói với họ “Guten Appetit!” Sở thích Người Đức yêu thích công việc làm vườn. Hầu hết mọi người đều có một mảnh đất nhỏ bên ngoài thành phố. Họ làm vườn ở bất cứ nơi nào thích hợp, thậm chí ở khu vực đô thị. Thần lùn canh vườn không chỉ là một yếu tố trang trí mà chúng đã trở thành một phần của văn hóa ở đây. Vào những năm 90, có một trò chơi khăm rất phổ biến – đánh cắp thần lùn từ bãi cỏ của người khác và sau đó gửi ảnh chúng cho chủ sở hữu trước khi quyết định trả lại. Hóa ra người Đức ở mọi lứa tuổi cũng đam mê bóng đá như người Ý hoặc người Tây Ban Nha. Sở thích tìm kiếm ưu đãi mua sắm và tiết kiệm tiền rất phổ biến ở Đức. Những người luôn luôn tìm cho mình những giao dịch tốt nhất được gọi là Schnäppchenjäger, hoặc “thợ săn sale.” Trang phục Trên một con phố ở Berlin, bạn sẽ rất khó tìm được một người mặc quần áo sáng màu. Người dân nơi đây ưa chuộng các màu tối, đặc biệt là màu đen. Dù với mức thu nhập nào đi nữa thì người Đức đều mua quần áo tại các cửa hàng đồ cũ. Chúng thông dụng, có lợi cho kinh tế và thân thiện với môi trường. Có thể đây chỉ là quan điểm cá nhân của tôi nhưng người Đức dường như yêu thích những chiếc khăn quàng cổ. Một công dân Đức bình thường sẽ có một bộ sưu tập gồm rất nhiều thể loại khăn, từ những chiếc khăn thời trang đến khăn giữ ấm. Còn bạn thì sao? Có gì đặc biệt và hay ho mà bạn biết về nước Đức và người dân ở đó không? Chuyển dịch: Hương Giang Minh họa: Huyền Kiu Bài viết gốc: 25 Fakten über Deutschland für Ausländer