Loại thuốc ngủ lý tưởng sẽ:
- Cải thiện đáng kể thời gian và chất lượng giấc ngủ
- Không làm thay đổi chu kì tự nhiên của giấc ngủ
- Chỉ có tác dụng vào ban đêm, không vào ban ngày
- Không có tác dụng phụ và không độc hại cho cơ thể
- Vẫn có tác dụng sau khi đã sử dụng trong thời gian dài
- Không gây nghiện
- Không gây vấn đề gì cho người dùng sau khi ngừng sử dụng
Cho đến bây giờ vẫn chưa có loại thuốc ngủ nào lý tưởng đến như vậy và cũng có thể sẽ không bao giờ có. Tất cả các loại thuốc ngủ ngày nay đều có những ưu nhược điểm nhất định và cần được cân nhắc trong từng trường hợp.
Ưu điểm
Ưu điểm của biện pháp trị liệu bằng thuốc ngủ nằm ở việc giúp bệnh nhân giảm đau tức thì bằng cách cải thiện quá trình đi vào và chìm sâu trong giấc ngủ. Thông qua đó, bệnh rối loạn giấc ngủ mãn tính hay tình trạng rối loạn cấp tính sẽ được ngăn chặn. Trong trường hợp mất ngủ mãn tính, sự gia tăng các vấn đề sức khỏe (ví dụ như: tâm lý trầm cảm nghiêm trọng, suy nhược thần kinh thực vật) sẽ được ngăn ngừa qua việc cải thiện chất lượng giấc ngủ. Đồng thời, bệnh nhân có thể ngăn ngừa các nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ thông qua các kỹ thuật trị liệu khác.
Nhược điểm / Tác dụng phụ
Nhược điểm lớn nhất trong quá trình điều trị bệnh rối loạn giấc ngủ bằng thuốc ngủ là những loại thuốc này thường chỉ giúp đối phó với các triệu chứng (thông thường cũng chỉ là tạm thời), chứ không giải quyết tận gốc vấn đề. “Chúng chỉ đóng vai trò hỗ trợ, chứ không phải vai trò chữa bệnh”. Do đó, một quá trình điều trị cần phải là một liệu pháp tổng thể, có nghĩa là nó bao gồm cả những biện pháp không dùng thuốc.
Các loại thuốc ngủ được sử dụng thường xuyên nhất (còn được gọi là benzodiazepine và loại thuốc mới không chứa benzodiazepine) gây ra những tác dụng phụ ở các mức độ khác nhau như:
Nhược điểm của thuốc ngủ
- Thay đổi chu kỳ tự nhiên của giấc ngủ: Benzodiazepine gây ra việc suy giảm độ sâu giấc ngủ, phần nào đó là cả giấc ngủ REM (giai đoạn mà mắt người chuyển động nhanh trong khi đang nhắm). Với các loại dược phẩm mới không có chứa Benzodiazepine thì các tác dụng phụ này đã giảm đáng kể.
- Kéo dài quá nhiều ngày: Tùy thuộc vào thời gian tác dụng của thuốc, trong thời gian này, khả năng tập trung và hoạt động cũng như khả năng phản ứng (nguy cơ tai nạn!) có thể bị suy giảm. Thường thì sau một thời gian, bệnh nhân vẫn không cảm nhận được những ảnh hưởng này, mặc dù chúng vẫn tồn tại.
- Mất ngủ do tác dụng ngược của thuốc: Thuật ngữ tiếng Anh “rebound” có nghĩa là “phản ứng ngược lại”. Chứng mất ngủ do tác dụng ngược của thuốc (hay mất ngủ do ngưng thuốc) để chỉ việc mất ngủ/rối loạn giấc ngủ xảy ra một cách trầm trọng hơn do việc dừng thuốc đột ngột hoặc quá nhanh. Những thành phần mới không chứa Benzodiazepine có ít tác dụng phụ hơn. Việc rối loạn giấc ngủ khi ngưng thuốc xảy ra thường xuyên nhất khi sử dụng thuốc với liều lượng cao và thuốc có thời gian tác dụng ngắn.
- Hội chứng cai nghiện: Ngoài chứng mất ngủ do ngưng thuốc, việc ngưng thuốc ngủ đột ngột có thể dẫn đến một số triệu chứng khác, như lo lắng, run, gặp ác mộng, kích động và bồn chồn.
- Tăng khả năng “nhờn thuốc”: Nhiều loại thuốc ngủ sẽ mất tác dụng sau một thời gian. Với thuốc có chứa Benzodiazepine, tác dụng sẽ suy yếu sau 2-4 tuần. Hậu quả thường gặp là bạn sẽ phải tăng liều lượng sử dụng.
- Phụ thuộc/nghiện thuốc: Do khả năng “nhờn thuốc” tăng lên, một số bệnh nhân buộc phải tăng liều lượng thuốc cũng như xuất hiện những triệu chứng cai nghiện, bởi vậy có thể nói đây là sự phụ thuộc về mặt thể chất. Tuy nhiên, khả năng bị nghiện như vậy sẽ thấp hơn so với các loại thuốc bất hợp pháp hoặc các chất gây nghiện hợp pháp (rượu, nicotin). Nguy cơ bị nghiện tỉ lệ thuận với liều lượng sử dụng và thời gian điều trị. Ước tính nguy cơ bị nghiện rất thấp ở các loại thuốc mới không chứa Benzodiazepine. Ngoài ra, chúng ta cần phân biệt rõ việc phụ thuộc về thể chất với phụ thuộc về mặt tâm lý.
- Phụ thuộc về mặt tâm lý: Bất kì loại thuốc ngủ nào (ngay cả với những loại thuốc không có tác dụng) cũng đều ẩn chứa nguy cơ: Sau một khoảng thời gian nhất định thì người bệnh sẽ bị thuyết phục rằng, họ sẽ không ngủ được nếu không có thuốc và do đó, họ uống thuốc mỗi buổi tối như một thói quen. Nếu như không có thuốc (ví dụ như khi quên mang theo thuốc khi đi du lịch), bệnh nhân sẽ có suy nghĩ rằng: “Không có thuốc, tôi sẽ không tài nào ngủ được – thế này thì thức trắng cả đêm mất!”. Tác động tâm lý từ sự lo lắng này trong thực tế cũng là đủ để gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Giãn cơ: Benzodiazepine có tác dụng làm giãn cơ. Do đó, những bệnh nhân lớn tuổi có nguy cơ té ngã cao nếu họ phải thức dậy vào ban đêm, ví dụ như khi phải đi vệ sinh.
- Ức chế hô hấp: Benzodiazepin ảnh hưởng đến đường hô hấp. Đối với những bệnh nhân có sẵn bệnh nền đường hô hấp (ví dụ: hen suyễn), đặc biệt là đối với những người vừa bị rối loạn giấc ngủ, vừa mắc hội chứng “tắt thở khi ngủ”, tác dụng phụ này có thể gây ra những hậu quả khó lường.
- Phản ứng ngược: Một số bệnh nhân, đặc biệt là người già và trẻ em còn có thể bị phấn khích, bồn chồn, sợ hãi và hoảng sợ thay vì được trấn tĩnh
- Trí nhớ: Benzodiazepine có thể gây ra suy giảm trí nhớ tạm thời (quên những sự việc xảy ra vào ban đêm, suy giảm khả năng học những thứ mới). Điều này đặc biệt hay gặp đối với các loại thuốc có chứa Benzodiazepine với tác dụng ngắn hạn (ví dụ: Halcion). Trong một số trường hợp nhất định, người ta cũng ghi nhận các triệu chứng sợ hãi vào ban ngày là tác dụng phụ của những loại thuốc có tác dụng tức thì này.
- Tương tác thuốc: Tất cả các loại thuốc ngủ đều có tương tác với các loại thuốc khác. Đặc biệt, việc sử dụng thuốc cùng lúc với đồ uống có cồn có thể khiến cho các tác dụng phụ trở nên nghiêm trọng hơn và do đó, không nên xảy ra.
Tổng kết: Tất cả các loại thuốc ngủ phổ biến đều mang lại rất nhiều những ảnh hưởng tiêu cực. Đặc biệt, những loại thuốc mới được phát triển (thuốc ngủ không chứa Benzodiazepine) được cho là tương đối an toàn, ít gây nghiện và ít tác dụng phụ. Có xảy ra tác dụng phụ hay không, tác dụng phụ xảy ra mạnh cỡ nào, tùy thuộc vào mỗi người. Vì thế, một liệu pháp điều trị bằng thuốc tốt luôn dựa trên những trao đổi giữa bác sĩ và bệnh nhân. Quan trọng là, bệnh nhân phải được giải thích về các ảnh hưởng của việc ngưng thuốc hoặc cắt giảm lượng thuốc. Nhiều bệnh nhân không nhận thức được những ảnh hưởng của việc ngưng thuốc nên sớm muộn gì cũng đã từng thử ngừng thuốc ngủ đột ngột sau một đêm. Điều này có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ khi ngưng thuốc, làm bệnh nhân tin vào việc sẽ không thể ngủ được nếu không có thuốc ngủ. Hậu quả sau đó là việc tăng liều lượng sử dụng và kéo dài thời gian sử dụng thuốc.
Chuyển dịch: Huyền Yến
Minh họa: Bích Diệu
Link ảnh: https://www.medmix.at/schlafrestriktion-gegen-schlafstoerungen/?cn-reloaded=1&cn-reloaded=1
Bài viết gốc với tiêu đề “Vor und Nachteile der medikamentösen Therapie” được đăng trên https://schlafgestoert.de/site-65.html. Dưới đây là nội dung bài viết gốc để các bạn tham khảo văn phong và từ vựng.
Das ideale Schlafmittel sollte:
- den Schlaf in seiner Dauer und Qualität deutlich verbessern
- das natürliche Schlafmuster nicht verändern
- nur in der Nacht, nicht aber am Tage wirken
- keine Nebenwirkungen haben und für den Körper ungiftig sein
- auch bei einer Langzeiteinnahme seine volle Wirkung behalten
- keine Abhängigkeit hervorrufen
- das Absetzen des Mittels sollte unproblematisch sein
Ein solches ideales Schlafmittel gibt es bis heute nicht und wird es wahrscheinlich auch nie geben. Alle heute existierenden Schlafmittel weisen eine Reihe von Vor- und Nachteilen auf, die es im Einzelfall abzuwägen gilt.
Vorteile:
Der Vorteil einer Schlafmitteltherapie liegt in der unmittelbaren Entlastung des Patienten durch die Verbesserung der Ein- und Durchschlaffähigkeit. Damit kann bei akuten Schlafstörungen tw. einer Chronifizierung der Störung vorgebeugt werden. Bei chronischen Schlafstörungen wird durch die verbesserte Schlafqualität der Entwicklung von Folgeproblematiken (z.B. schwere depressive Verstimmungen, vegetative Erschöpfungszustände) vorgebeugt. Gleichzeitig wird der Patient in die Lage versetzt, die Ursachen der Schlafstörung durch andere Therapietechniken anzugehen.
Nachteile/Nebenwirkungen:
Der größte Nachteil bei der medikamentösen Therapie von Schlafstörungen mit Schlafmitteln liegt darin, dass diese Medikamente nur eine (häufig nur vorübergehenden) Beseitigung der Symptome, nicht aber der Ursachen bewirken. “Es sind Helfer, aber keine Heiler.” Die medikamentöse Therapie sollte daher immer in ein Gesamttherapiekonzept eingebunden sein, das auch andere Nicht-medikamentöse Maßnahmen umfasst.
Die am häufigsten verwendeten Schlafmittel (die sog. Benzodiazepine und die neuen Nichtbenzodiazepine – siehe: Welche Schlafmittel gibt es) weisen in unterschiedlichem Maße folgende Nebenwirkungen auf:
Nachteile von Schlafmitteln
- Veränderungen des natürlichen Schlafmusters: Benzodiazepine führen zu einer Verminderung des Tiefschlafes, tw. auch des REM-Schlafes. Bei den Neuen Nichtbenzodiazepinen sind diese Nebenwirkungen geringer ausgeprägt.
- Tagesüberhang: Je nach Wirkdauer des Medikamentes kann es auch noch am Tage zu einer Beeinträchtigung der Konzentrations- und Leistungsfähigkeit, sowie des Reaktionsvermögens (Unfallrisiko!) kommen. Häufig werden diese Effekte vom Patienten nach einiger Zeit nicht bewusst wahrgenommen, obwohl sie weiterhin vorhanden sind.
- Reboundinsomnie: Der englische Begriff “rebound” bedeutet soviel wie “Rückprall”. Mit der sog. Reboundinsomnie (auch: Absetzinsomnie) bezeichnet man die bei abruptem oder zu schnellem Absetzen eines Schlafmittels erneut und nicht selten verstärkt auftretende Schlafstörung/Schlaflosigkeit. Bei den Neuen Nichtbenzodiazepinen ist diese Nebenwirkung geringer ausgeprägt. Am stärksten treten Absetzschlafstörungen bei hoher Dosierung und bei Mitteln mit kurzer Wirkdauer auf.
- Entzugserscheinungen: Abruptes Absetzen eines Schlafmittels kann neben der Absetzinsomnie zu einer Reihe anderer Entzugssymptome führen wie Angstzustände, Zittern, Alpträume, Erregungs- und Unruhezustände.
- Toleranzentwicklung: Zahlreiche Schlafmittel verlieren nach einiger Zeit an Wirkung. Bei Benzodiazepinen ist nach 2-4 Wochen mit einer Wirkungsabschwächung zu rechnen. Eine Dosissteigerung ist dann häufig die Folge.
- Abhängigkeit/Sucht: Aufgrund der Toleranzentwicklung kann es bei einigen Patienten zur Dosissteigerung und entsprechender Entzugssymptomatik kommen, so dass man hier von einer physischen (körperlichen) Abhängigkeit spricht. Das Risiko einer solchen Abhängigkeit ist jedoch wesentlich geringer einzustufen als das Abhängigkeitsrisiko bei entsprechenden illegalen Drogen oder legalen Suchtmitteln (Alkohol, Nikotin). Das Risiko steigt mit zunehmender Dosierung und Therapiedauer. Besonders gering wird das Abhängigkeitsrisiko bei den Neuen Nichtbenzodiazepinen eingeschätzt. Von der körperlichen Abhängigkeit unterschieden werden muss die psychische Abhängigkeit.
- Psychische Abhängigkeit: Bei jeder Form der Schlafmitteleinnahme (selbst wenn es sich um ein unwirksames Schlafmittel handeln würde) besteht das Risiko, dass über kurz oder lang der Patient zu der Überzeugung gelangt, ohne Schlafmittel nicht mehr schlafen zu können, und daher gewohnheitsmäßig abends zur Tablette greift. Ohne Tablette (z.B. wenn man das Medikament auf einer Reise vergessen hat, einzupacken) entsteht dann der Gedanke: “Ohne mein Schlafmittel kann ich nicht schlafen – also werde ich wohl die ganze Nacht wachliegen”, die dadurch hervorgerufene Beunruhigung reicht dann in der Tat aus, den Schlaf zu vertreiben (siehe auch: Teufelskreislauf der Schlaflosigkeit).
- Muskelrelaxation: Benzodiazepine habe eine muskelentspannende Wirkung. Bei älteren Patienten besteht daher eine erhöhte Sturzgefahr, wenn sie in der Nacht aufstehen müssen, um z.B. zur Toilette zu gehen.
- Atemsuppression (“Atemunterdrückung”): Benzodiazepine beeinträchtigen die Atmung. Bei vorbelasteten Patienten (z.B. Asthma) – insbesondere bei solchen, bei denen neben der Schlafstörung auch eine “Schlafapnoe” vorliegt – kann sich dieser Effekt verhängnisvoll auswirken.
- Paradoxe Reaktionen: Bei einigen Patienten, insbesondere älteren Menschen und Kindern, kann es statt der beruhigenden Wirkung zu einer gegenteiligen Reaktion mit Erregung, Unruhe, Angst und Panik kommen.
- Gedächtnis: Benzodiazepine können zu vorübergehenden Beeinträchtigungen des Gedächtnisses führen (Vergessen von Vorkommnissen in der Nacht, Beeinträchtigungen beim Lernen neuer Gedächtnisinhalte). Dies gilt besonders für die kurz wirksamen Benzodiazepine (z.B. Halcion). Bei diesen sehr schnell wirkenden Medikamenten wurden auch tw. Angstsymptome am Tage als Nebenwirkung berichtet.
- Wechselwirkungen: Alle Schlafmittel weisen Wechselwirkungen mit anderen Medikamenten auf. Insbesondere die gleichzeitige Einnahme von Alkohol kann Wirkungen und Nebenwirkungen erheblich verstärken und sollte daher unterbleiben.
Fazit: Alle bekannten Schlafmittel weisen eine Vielzahl nachteiliger Wirkungen auf. Insbesondere die Neuentwicklungen (Neue Nichtbenzodiazepinhypnotika) gelten als relativ sichere Schlafmittel mit geringerem Abhängigkeitspotential und weniger Nebenwirkungen. Ob und wie stark es zu den entsprechenden Nebenwirkungen kommt, ist individuell sehr unterschiedlich. Eine gute medikamentöse Therapie beruht von daher auch immer auf einem guten Verhältnis zwischen Arzt und Patient. Wichtig ist hierbei vor allem die Aufklärung des Patienten über mögliche Absetzeffekte bzw. über das korrekte Ausschleichen von Schlafmitteln. Viele Patienten, die um diese Absetzeffekte nicht wissen, versuchen über kurz oder lang das Schlafmittel abrupt von heute auf morgen wegzulassen. Als Folge kann es zu massiven Absetzschlafstörungen kommen, die den Patienten in seiner Überzeugung verstärken, er könne ohne Schlafmittel nicht schlafen. Dosissteigerungen und eine Langzeitmedikamenteneinnahme sind dann oft die Folge.